Năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệulượt khách quốc tế, tăng gần 5 triệu so với mục tiêu ban đầu là 8 triệu khách. Hai tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nhiều cho biết vẫn không thu được lợi nhuận như kỳ vọng, công ty du lịch vẫn đói khách.
Tại tọa đàm “Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá” được tổ chức mới đây ở Hà Nội, ông Võ Việt Hòa – Giám đốc Khối du lịch quốc tế Saigontourist, đặt vấn đề: Những con số thông kê là đúng nhưng liệu bao nhiêu khách trong số này là du lịch thuần túy?trích dẫn từ Khe web trực tiếp
“Theo thống kê, khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng nhưng doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều lợi nhuận do không cung cấp được các dịch vụ trọn gói. Như Saigontourist chỉ cho thuê xe là dịch vụ xương xẩu”, ông Hòa nói.
Giám đốc Khối du lịch quốc tế Saigontourist cũng đưa ra phân tích chi tiết với từng nhóm khách, những thị trường quốc tế được coi là trọng điểm của du lịch Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…
Về khách Nhật Bản, họ đến Việt Nam không tăng do người dân Nhật đang thắt chặt chi tiêu, thận trọng du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa phải là điểm đến hấp dẫn khách Nhật như các thị trường Thái Lan, Úc, châu Âu, Hàn Quốc.
Dù các chuyến bay từ Nhật về TPHCM nhiều, khách đông nhưng theo đánh giá họ chủ yếu là doanh nhân.
Về khách Trung Quốc, gần đây Saigontourist phục vụ phân khúc khách trung và cao cấp đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu – khách đến bằng du thuyềntrích dẫn từ Khe web trực tiếp. Đây là thị trường lớn, đa dạng nhu cầu.
Sau 2 năm trông chờ, khách Trung Quốc không bùng nổ như kỳ vọng nhưng năm 2024 có thể tốt hơn khi Trung Quốc có chính sách khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, khách Trung Quốc lại không xem Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung là điểm đến chính.
Đồng quan điểm, đại diện một doanh nghiệp du lịch khác ở Hà Nội cũng cho biết: Số liệu khách quốc tế đông song thực tế khách mua tour không nhiều.
Sau Covid-19, công ty gặp khó khăn về tài chính và nhân sự. Trong khi đó, chính du khách cũng chịu tác động của suy thoái kinh tế, dẫn đến khả năng chi trả cho mỗi chuyến đi rất thấp.
“Đơn cử, dương lịch 2024 chúng tôi phục vụ cho hơn 1.500 khách Tây, con số này gần bằng cùng kỳ năm 2019 (khoảng 1.700 khách Tây) song doanh thu chỉđạt khoảng 80%”, vị đạidiện này cho biết.
Đề xuất giải pháp hút khách hút khách quốc tế, đặc biệt là nhóm khách chi tiêu cao, ông Nguyễn Quý Phương, Trưởng phòng Quản lý xúc tiến du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, kiến nghị: Cần liên kết với các thị trường khác để thu hút du khách.
“Chúng tôi nhiều năm hợp tác với Thái Lan, họ có rất nhiều lợi thế và mong muốn là mở rộng liên kết, nhất là với Việt Nam và các nước trong khu vực”, ông Phương phát biểu.
Thái Lan đang rất quan tâm tới Việt Nam với việc chúng ta có những sản phẩm du lịch cao cấp. Nếu người Việt Nam nghĩ nơi đi chơi, lựa chọn đầu tiên sẽ là Thái Lan nhưng thường định vị Thái Lan là điểm đến giá rẻ. Do đó, ngành du lịch Thái Lan cũng mong muốn có thêm sản phẩm cao cấp.
Nhìn kỹ vào các thị trường Thái Lan, đỉnh điểm trước Covid-19, chúng ta có gần 30 thị trường khách, còn Thái Lan có trên 40 thị trường khách (có những thị trường đạt trên 100.000 lượt khách).
Do đó, để du khách trở lại thì việc cần làm là xác định thị trường quan trọng. Từ đó, đẩy mạnh quảng bá, hợp tác giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành để tăng cường công tác truyền thông, phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội.
Nếu trước đây, ngành du lịch chỉ tập trung vào B2B (hỗ trợ doanh nghiệp), thì giờ phải tiếp cận trực tiếp khách hàng để cung cấp thông tin các điểm đến ở Việt Nam.